Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Nhiếp ảnh là một ngành công nghiệp đang phát triển và luôn tồn tại sự cạnh tranh về thiết bị và kỹ thuật giữa những người tham gia. Tuy nhiên, rất ít người thực sự chú trọng tới tấm nền màn hình (panel), vốn là yếu tố cần thiết để chỉnh sửa và in ảnh. Khi nói đến "tính chuyên nghiệp", lối tư duy thiếu bao quát là điều không thể chấp nhận được. Màn hình máy tính có ảnh hưởng lớn hơn đến khả năng tạo ra kết quả công việc hoàn hảo hơn so với tưởng tượng của mọi người. Trong trường hợp đó, làm thế nào để các nhiếp ảnh gia có thể chọn được một chiếc màn hình chỉnh sửa ảnh tốt có thể đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa ảnh và in ảnh của họ? Có nhiều yếu tố đáng xem xét, nhưng tất cả chúng đều gắn liền với kích thước, độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hình ảnh và sự khác biệt khác giữa các loại màn hình khác nhau. Bảy câu hỏi sau đây cung cấp một số hướng dẫn cho các nhiếp ảnh gia về cách chọn màn hình chỉnh sửa ảnh tốt nhất.
Cho dù là nhiếp ảnh gia hay người dùng nói chung, điều đầu tiên cần cân nhắc khi lựa chọn một chiếc màn hình tốt chắc chắn là kích thước. Kích thước của màn hình máy tính đã phát triển từ màn hình 19 và 21 inch lên màn hình 27 và 32 inch như hiện nay. Dưới góc nhìn của các nhiếp ảnh gia, sử dụng màn hình máy tính lớn hơn để xem hình ảnh mang lại trải nghiệm trực quan cao hơn. Ngoài ra, màn hình lớn hơn cũng có nhiều cửa sổ hơn khi sử dụng phần mềm xử lý hình ảnh chuyên nghiệp, do đó cũng cải thiện hiệu quả công việc. Có nghĩa là khi đề cập đến kích thước màn hình, kích thước lớn hơn có thực sự tốt hơn không? Rất tiếc, câu trả lời là không. Khoảng cách tối ưu giữa người dùng và màn hình tỷ lệ trực tiếp với kích thước màn hình. Khoảng cách lý tưởng thường là 1,5 lần kích cỡ màn hình (chiều dài chéo của vùng hiển thị). Nói cách khác, màn hình càng lớn thì càng đòi hỏi khoảng cách lớn hơn. Nếu người dùng nghiêng quá gần màn hình m, hình ảnh hiển thị sẽ bị mờ, làm giảm thị lực và dẫn đến khó chịu. Mặt khác, giữ khoảng cách xa hơn mức cần thiết sẽ khiến người dùng không thể xác định chi tiết hình ảnh hoặc thậm chí là văn bản. Do đó, khi chọn màn hình máy tính, không phải lúc nào kích thước lớn hơn cũng tốt hơn. Kích thước màn hình lý tưởng là kích thước tối ưu để có thể duyệt và làm việc trong khi vẫn đảm bảo sự thoải mái.
Đối với các nhiếp ảnh gia, màn hình 27 inch là dòng chính trên thị trường và cũng là một kích thước được khuyên dùng nhiều. Điều này là vì hai lý do. Đầu tiên, màn hình 27 inch là kích thước đủ lớn để mang lại sự thoải mái để làm việc và để duyệt ảnh. Nó cũng đáp ứng nhu cầu của người dùng khi sử dụng phần mềm xử lý hình ảnh, qua đó cải thiện hiệu quả công việc. Ngoài ra, khi mở hai hình ảnh cùng một lúc, màn hình 27 inch cung cấp vùng hiển thị đủ để xử lý và so sánh hình ảnh. Thứ hai, khoảng cách tối ưu giữa màn hình và người dùng đối với màn hình 27 inch là 100 cm. Đó là khoảng cách mà hầu hết người dùng quen dùng khi sử dụng máy tính để xử lý hình ảnh.
Lợi thế của màn hình kích thước lớn hơn là chúng cho phép hiển thị toàn bộ các cửa sổ và nội dung, mang lại sự thú vị hơn cho người dùng khi duyệt hình ảnh. Màn hình nhỏ hơn có độ phân giải gốc thấp hơn và khoảng cách giữa các pixel lớn hơn, vì thế cần cuộn hoặc kéo để hiển thị nhiều nội dung và chức năng hơn.
Đa số màn hình được trang bị tỷ lệ khung hình 16:9, xác định bằng cách chia chiều rộng cho chiều cao của màn hình. Màn hình với chiều rộng 16 đơn vị và chiều cao 9 đơn vị được coi là màn hình định dạng rộng và có tỷ lệ theo khía cạnh khoảng 1,78:1. So với màn hình 4:3 truyền thống (với tỷ lệ khung hình 1,33:1), màn hình 16:9 gần với tỷ lệ biến hình (2,39:1) được sử dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh. Ngoài việc cung cấp tầm nhìn toàn diện hơn để xem phim, màn hình máy tính định dạng rộng còn có lợi thế hiển thị tất cả cửa sổ và thanh công cụ cho người dùng làm việc với phần mềm chỉnh sửa ảnh như Adobe Lightroom và Photoshop, do đó giảm đáng kể nhu cầu cuộn hoặc chuyển đổi giữa các cửa sổ và hỗ trợ cho người dùng sử dụng toàn màn hình.
Ưu điểm từ việc có một màn hình với tỷ lệ 16:9 là màn hình hiển thị có thể được sử dụng toàn bộ khi chạy phần mềm chỉnh sửa ảnh như LR hoặc PS, do đó làm tăng hiệu quả công việc.
Tấm nền màn hình tinh thể lỏng (LCD panel) là phần quan trọng nhất của bộ phận được sử dụng trong màn hình. Tấm nền LCD hiển thị trực tiếp nội dung và màu sắc để người dùng xem. Tuy nhiên, các loại tấm nền LCD khác nhau có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, ảnh hưởng đến kết quả và độ chính xác của màn hình. Nói chung, các tấm nền chống xoắn (TN), căn chỉnh theo chiều dọc (VA), và bảng chuyển mạch trong mặt phẳng (IPS) là các loại tấm nền phổ biến nhất trên thị trường. Các đặc điểm của ba loại tấm nền này được giải thích chi tiết trong các đoạn dưới đây.
Màn hình dùng tấm nền IPS có góc nhìn rộng 178° và độ chính xác màu cao, giúp chúng trở thành lựa chọn màn hình chỉnh sửa ảnh hàng đầu dành cho nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Ưu điểm đáng chú ý nhất của tấm nền chống xoắn - Twisted Nematic (TN) là chi phí sản xuất thấp. Do đó, các tấm nền TN thường được sử dụng trong các sản phẩm trung cấp hoặc cấp thấp. Một lợi thế khác của tấm nền TN là thời gian phản hồi ngắn, đó là lý do tại sao các loại màn hình máy tính có giá phải chăng dành cho các game thủ chuyên nghiệp lại sử dụng tấm nền TN. Tuy nhiên, hiệu suất của tấm nền TN xét về màu sắc, tương phản, và góc nhìn lại tương đối kém. Đặc biệt, góc nhìn hẹp của tấm nền TN cho các kết quả hiển thị khác nhau khi nhìn từ các góc khác nhau (một hiện tượng được gọi là dịch chuyển màu), khiến màn hình sử dụng tấm nền TN không mấy phù hợp cho công việc xử lý, chỉnh sửa ảnh..
Lợi thế lớn nhất của tấm nền căn chỉnh theo chiều dọc - Vertical Alignment (VA) là độ tương phản màu trắng đen cao. Cụ thể, tấm nền VA mang lại chất lượng hiển thị vượt trội về màu đen. Hơn nữa, tấm nền VA 8-bit cung cấp tối đa 16,77 triệu màu (8 bit cho mỗi màu đỏ, xanh lục và xanh dương), mang lại khả năng tái tạo màu sắc và chuyển màu cao hơn so với tấm nền TN 6-bit, là loại chỉ có thể hiển thị 260.000 màu sắc. Tuy nhiên, hai nhược điểm lớn hơn của tấm nền VA là thời gian phản hồi chậm và góc nhìn tuy rộng hơn tấm nền TN nhưng nhỏ hơn tấm nền IPS.
Tấm nền chuyển mạch trong mặt phẳng - In-Plane Switching (IPS) là tấm nền LCD phổ biến nhất được sử dụng trong màn hình xử lý hình ảnh chuyên nghiệp. Đặc điểm đáng chú ý nhất của tấm nền IPS là góc nhìn 178° giúp đảm bảo hiển thị màu sắc nhất quán khi nhìn từ bất kỳ góc nào. Do đó, nó làm giảm tình trạng dịch chuyển màu, vốn là vấn đề thường gặp ở các tấm nền TN Ngoài ra, một số tấm nền IPS gần đây được sử dụng trong màn hình xử lý hình ảnh chuyên nghiệp còn có thể cung cấp độ sâu màu 10-bit với khả năng hiển thị 1,07 tỷ màu và độ phủ AdobeRGB đạt 99% mang lại khả năng tái tạo màu sắc trung thực. Tóm lại, đây là lý do tại sao phần lớn các màn hình được thiết kế cho công tác xử lý ảnh chuyên nghiệp được trang bị các tấm nền IPS.
Các màn hình chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp cao cấp thường được trang bị panel IPS 10-bit có thể tạo ra hơn 1 tỷ màu, mang lại độ chân thực cao hơn về khả năng tái tạo màu.
Độ phân giải đề cập đến số "chấm" (dot) mà màn hình có thể hiển thị. Khi quan sát dưới ống kính macro hoặc kính lúp, màn hình LCD được tạo thành từ một số lượng lớn các "chấm". Tất cả hình ảnh và văn bản được iển thị trên màn hình đều tạo thành từ các "chấm" này. Do đó, khi số lượng các "chấm" nhiều hơn hiển thị trong một khu vực bề mặt cố định, ta sẽ có một hình ảnh hiển thị chi tiết hơn. Khi một màn hình được dán nhãn là Full HD, nó sẽ thu hút sự chú ý của mọi người, biểu thị rằng màn hình có chiều rộng 1920 điểm ảnh (pixel) và chiều cao 1080 điểm ảnh (pixel). Kết quả của phép nhân hai con số này cho ra 2.073.600 điểm ảnh, đó chính là độ phân giải của màn hình.
So sánh QHD, UHD, FHD và HD. UHD 4K cung cấp chi tiết vượt trội và độ chân thực hơn màn hình Full HD.
PPI là viết tắt của "pixel per inch", có nghĩa là số lượng "chấm" tồn tại trong một inch. Về bản chất, định nghĩa của PPI gần như giống với định nghĩa về độ phân giải, và sự khác biệt duy nhất là đơn vị, đó là một inch chứ không phải toàn bộ diện tích bề mặt của màn hình. Tương tự, PPI lớn hơn chỉ ra rằng màn hình có thể hiển thị hình ảnh với nhiều chi tiết hơn. Phương trình để tính toán PPI như sau:
PPI = (độ phân giải chiều rộng ^2 + độ phân giải chiều cao ^2 ) ^0,5 / kích thước màn hình (inch)
Phương trình này cho biết PPI được xác định bằng kích thước và độ phân giải của màn hình, và màn hình kích thước lớn không nhất thiết đảm bảo PPI cao. Ví dụ, hãy tưởng tượng hai màn hình khác nhau với các thông số kỹ thuật sau:
PPI có màn hình 27 inch, tỷ lệ khung hình 16:9, độ phân giải màn hình 1920×1080 là 82.
PPI có màn hình 24 inch, tỷ lệ khung hình 16:9, độ phân giải màn hình 3840×2160 là 184.
“Tương phản” là một từ phổ biến cho cả chụp ảnh và màn hình. Tỷ lệ tương phản được định nghĩa là tỷ lệ giữa màu trắng sáng nhất và đen đậm nhất mà màn hình có thể hiển thị. Nhìn chung, tỷ lệ tương phản cao hơn cho biết màn hình có thể hiển thị phạm vi phát sáng lớn hơn, mang lại chất lượng hình ảnh tự nhiên và nhất quán hơn. Hai yếu tố bổ sung cần xem xét kỹ hơn là độ tương phản gốc và độ tương phản động, thường xuất hiện trong đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm. Sự khác biệt giữa độ tương phản gốc và độ tương phản động là gì? Nói ngắn gọn, độ tương phản gốc được xác định trong nhà máy bởi panel. Các nhà sản xuất thường xác định độ tương phản gốc theo kết quả định vị sản phẩm và nhu cầu từ khách hàng mục tiêu. Sau khi màn hình máy tính được sản xuất, người ta sử dụng máy phân tích màu để đo độ sáng tối đa và tối thiểu ở giữa màn hình. Thương số của hai giá trị chính là độ tương phản gốc. Ở góc độ khác, độ tương phản động đề cập đến việc sử dụng IC được nhúng trong màn hình để kiểm soát các thông số cài đặt liên quan khác nhau theo nội dung động đang được phát (ví dụ: video hoặc trò chơi) và cuối cùng là tăng cường hiệu ứng tương phản của màn hình. Đối với nhiếp ảnh gia và người dùng đang tìm kiếm màn hình để xử lý và duyệt hình ảnh, độ tương phản là yếu tố mang tính quyết định để chọn mua màn hình chỉnh sửa ảnh. Do đó, cần cân nhắc tiêu chí độ tương phản gốc. Đa số các màn hình được sử dụng để xử lý hình ảnh có độ tương phản gốc là 1000:1. Vì vậy, những người làm việc chuyên nghiệp nên sử dụng quy tắc này làm tiêu chuẩn, và chọn một màn hình vừa phù hợp ngân sách lại vừa đáp ứng được nhu cầu của mình.
Nói chung, một màn hình có độ tương phản gốc cao cũng có độ tương phản động cao, mang lại khả năng tái tạo lý tưởng để duyệt, chỉnh sửa hoặc xem video.
Bạn đã bao giờ bước vào một đại siêu thị và nhận thấy rằng một số màn hình phản chiếu giống như một chiếc gương (màn hình bóng), trong khi những màn hình khác dường như đã được tráng men với một lớp không mấy dễ chịu, u ám (lớp phủ mờ)? Sự khác biệt giữa hai loại màn hình này phát sinh từ các phương pháp xử lý bề mặt panel khác nhau. Mặc dù màn hình có độ bóng dễ nhìn hơn, nhưng chúng có thể gây lóa hoặc phản chiếu khi sử dụng dưới nguồn sáng. Hiện tại, chưa có cách nào để giải quyết vấn đề phản chiếu của màn hình bóng.
Hơn nữa, màn hình bóng có nhiều khả năng hiển thị vết bẩn vân tay hoặc tích tụ bụi, làm giảm sút trầm trọng khả năng phán đoán và hiệu quả làm việc của người dùng khi xử lý hình ảnh, trong khi với họ, chất lượng hình ảnh và chi tiết màu sắc chính xác là điều vô cùng quan trọng. Mặt khác, màn hình mờ được làm từ silicon tinh thể, giúp cho màn hình mờ khuếch tán ánh sáng môi trường một cách hiệu quả, do đó ức chế thành công ánh sáng lóa và phản chiếu. Màn hình chỉnh sửa ảnh với màn hình mờ được trang bị tấm nền IPS, cung cấp góc nhìn rộng và các thuộc tính tạo màu cao, là lựa chọn tốt nhất cho các chuyên gia làm việc trong xử lý hình ảnh hoặc người dùng cần sử dụng màn hình cao cấp.
Màn hình với một màn hiển thị bóng có vẻ hấp dẫn về mặt thẩm mỹ hơn nhưng thường tạo ra ánh sáng lóa. Điều này rất có hại cho các nhiếp ảnh gia. Màn hình với một màn hiển thị mờ, có khả năng ngăn chặn ánh sáng lóa và kết hợp lợi thế của tấm nền IPS, là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các nhiếp ảnh gia.