Giá Số lượng

Màn hình Gaming có gì khác màn hình thường?

BenQ
2021/07/06

Vẫn là câu hỏi cũ khiến nhiều người thắc mắc, tại sao một số màn hình được gắn mác "Màn hình gaming"? 

Có thể bạn đang sử dụng một màn hình thường và nó không đáp ứng được nhu cầu chơi game của bạn, hoặc bạn là game thủ và đang suy nghĩ đến việc nâng cấp màn hình với một mẫu non-gaming mới hơn, đơn giản vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, hãy cùng chúng tôi khám phá sự khác biệt giữa màn hình gaming và màn hình thường (non-gaming); cách chọn màn hình gaming cũng như những điều khiến màn hình này đặc biệt đến vậy.

Hình ảnh màn hình Gaming
Cùng update vài thuật ngữ mới

Khái niệm về Màn hình gaming, giống như mọi thứ khác, đều xuất phát từ mối quan hệ tương quan. Dễ hiểu hơn, màn hình trở thành màn hình gaming khi chúng ta đem nó so sánh với màn hình thông thường. Có nhiều mẫu màn hình đa chức năng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng thậm chí có thể hỗ trợ bạn chơi game hoặc thiết kế đồ họa, nhưng tất nhiên không thỏa mãn bạn. Màn hình thông thường đáp ứng được các công việc văn phòng, với các chức năng như: thao tác trên word, lướt web, streaming video, chơi game đơn giản, v.v. Nhưng nếu bạn CỰC KỲ mê game và mê công nghệ, bạn phải có những chức năng chuyên biệt cho gaming, một màn hình gaming là điều không thể thiếu!

Tất nhiên màn hình thường (bao gồm màn hình bạn đang sử dụng để đọc bản tin này, có lẽ thế!) có lợi cho túi tiền của bạn, nhưng một khi dùng nó để chơi game, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra: vỡ ảnh, input lag (trễ tín hiệu), hiện tượng Ghosting, v.v. Hãy tiếp tục tìm hiểu, xem việc đầu tư vào màn hình gaming có hợp lí không nhé. 

Tốc độ phản hồi màn hình (Response Time) nhanh, trải nghiệm game cực đã

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thuật ngữ Response Time (thời gian phản hồi màn hình) trên trang thông số kỹ thuật của bất kỳ màn hình nào. Đó là thời gian màn hình hiển thị điểm ảnh pixel nhanh hoặc chậm, thường được đo theo ms (mili giây). Thông thường, nhà sản xuất sẽ đo tốc độ màn hình chuyển từ màu sáng sang màu tối (Grey-to-Grey). Đối với màn hình gaming, chỉ số càng thấp càng tối ưu, ví dụ 1/1000 giây (1ms). Tốc độ 5ms vẫn được nhận định là nhanh, nhưng màn hình thường lại phản hồi chậm hơn, dễ làm hỏng trải nghiệm game của bạn. Ngoài ra, nếu bạn không tìm thấy trang thông số kĩ thuật của một màn hình, hãy cân nhắc trước khi mua nó, vì nó không phải màn hình "sinh ra" cho game. Tốc độ phản hồi màn hình chậm sẽ khiến bạn gặp không ít phiền phức khi chơi game đấy!

Tần số quét (Refresh Rate) cao, khung hình thêm mượt mà

Sau Response Time, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Refresh Rate, tần số quét của màn hình. Đó là số lần màn hình có thể làm tươi trong một giây, với đơn vị đo Hz. Trong các tựa game ngày nay, yêu cầu tối thiểu với tần số quét là 60Hz, nhưng bạn nên cân nhắc về việc sở hữu màn hình với refresh rate 100Hz hoặc cao hơn. Fresh rate cao rất thích hợp với các tựa game tốc độ, như game bắn súng FPS. Đặc biệt, refresh rate cao còn là điều bắt buộc khi bạn muốn chơi game pro hơn. Với màn hình thường có tần số quét màn hình thấp, bạn không những phải chấp nhận tốc độ load hình chậm, mà chất lượng ảnh cũng tệ hơn nhiều: ảnh dễ bị vỡ kèm theo hiện tượng Ghosting. Hiện tượng Ghosting cực kì khó chịu khi các hình ảnh trên màn hình cứ mờ nhòe, đơn giản vì màn hình không thể bắt kịp tốc độ xử lý của phần cứng. Nhưng sản phẩm của BenQ EX2780Q thì lại khác! Tốc độ làm tươi màn hình refresh rate 144Hz có thể đáp ứng hầu hết các tựa game hiện nay (tất nhiên 240Hz lại là một chuyện khác).

Vì độ phân giải gây ảnh hưởng không nhỏ đến Bộ xử lý GPU, nó làm giảm tần số quét của màn hình. Trong năm 2019-2020, chỉ màn hình gaming 1080p và 1440p có refresh rate trên 100Hz, còn màn hình gaming 4K (2160p) thường vẫn cho refresh rate thấp dưới 100 Hz. Hy vọng điều này sẽ được cải thiện trong tương lai!

Màn hình 4K với giá thành phải chăng có thể là gợi ý hấp dẫn, nhưng hãy cẩn thận, vì nó đi kèm với tốc độ quét màn hình cực thấp 30Hz mà bạn sẽ thấy vô dụng khi chơi game (dù chất lượng hiển thị ảnh tĩnh đẹp). Bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ Freesync và G-Sync của NVIDIA. Cả hai công nghệ này sẽ đảm đảo card đồ họa và máy chơi game console của bạn sẽ đáp ứng được với màn hình của bạn, tránh tình trạng vỡ ảnh. Vấn đề vỡ ảnh thường xảy ra ở màn hình thường khi chạy các tựa game có tốc độ load nhanh, và hẳn nhiên bạn sẽ không thích thú gì nếu ảnh hiển thị liên tục bị phân đôi phải không nào?

Ít hơn nhưng Chất hơn

Màn hình thông thường được thiết kế để làm mọi thứ. Chúng được thiết kế đa chức năng, phù hợp cho mọi người, vì thế thường tập trung vào chất lượng hình ảnh hiển thị để có thể trông bắt mắt ở bất kỳ tình huống nào. Đối với gaming, điều đó không tốt. Thậm chí tình huống càng trở nên tồi tệ hơn với một số mẫu màn hình giá rẻ, vì chúng được mặc định một số chức năng xử lý ảnh. Trong khi đó, như chúng ta đã biết, chức năng xử lý ảnh làm chậm bộ xử lý GPU. Điều đó tạo nên input lag, hay khoảng thời gian chênh lệc giữa tín hiệu phát từ phần cứng gaming và ảnh hiển thị trên màn hình. Những chức năng khác như tăng độ nét ảnh (image sharpening), giảm nhiễu ảnh (noise reduction), chỉnh màu, tăng giảm độ tương phản, chế độ phim, v.v sẽ càng trì trệ bộ xử lý GPU. Hiển nhiên các chức năng trên sẽ hữu ích trong việc thiết kế đồ họa hay thưởng thức phim ảnh, nhưng với gaming, tất cả những gì bạn cần là một màn hình có thể xử lý nhanh và "đuổi kịp" được tốc độ xử lý của GPU.

Độ trễ tín hiệu (input lag) trên 40ms, thường xảy ra ở dòng màn hình thông thường, là điều khó chấp nhận với các game thủ. Chỉ số dưới 25 với input lag là tạm được, nhưng thấp hơn nữa vẫn được hoan nghênh. Bạn có thể đánh giá một màn hình "đủ ngon" để chơi game hay không bằng cách nhấn nút và xem tốc độ màn hình phản ứng lại. Nếu màn hình phản ứng lại quá chậm, rõ ràng nó không phải là lựa chọn phù hợp cho thế giới gam

Màn hình gaming có bộ xử lý GPU tùy chỉnh, kèm thêm chế độ chuyên biệt cho game và máy tính để bàn. Bạn có thể thoải mái chuyển đổi giữa hai chế độ đó. Sỡ hữu màn hình đa năng như vậy ai mà chẳng thích nhỉ?

Trải nghiệm Game trọn vẹn hơn với đa kết nối

Màn hình thông thường sẽ chỉ có một cổng cắm video mà thiếu đi cổng audio. Thêm vào đó, chúng thường chỉ có một cổng Display và một cổng HDMI. Điều đó thực sự rất bất tiện. Màn hình gaming tối thiểu nên có một thiết kế cổng HDMI đời mới (ví dụ : HDMI 2.0), cổng DisplayPort và một vài cổng cắm USB để sạc pin cho bàn điều khiển. Tất nhiên, một màn hình gaming ngon còn cần hệ thống loa tích hợp với thiết kế hỗ trợ chức năng tai nghe ngoài hoặc loa ngoài, vì âm thanh cũng rất cần thiết khi chơi game phải không nào?

Không chỉ là "lời đồn"

Tóm lại, màn hình gaming đặc biệt vì nó có những chức năng chuyên biệt dành cho game. Chúng có responsive time và refresh rate cao (bạn đã biết sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này rồi phải không?). Chúng hạn chế input lag và giúp ảnh hiển thị tốt hơn. Kèm theo đó, chúng có cổng audio nếu bạn cần dùng. Nhưng đặc biệt hơn cả, màn hình gaming sẽ phải đảm bảo được chất lượng hình ảnh sắc nét, chân thực với đúng chức năng HDR mà không ảnh hưởng đến tốc độ xử lý. Giờ thì bạn đã hiểu tại sao các nhà sản xuất lại gắn thêm mác gaming để phân loại dòng màn hình chưa nào? Cấc thương hiệu lớn càng chăm chút cho màn hình gaming và cam kết chất lượng cho dòng sản phẩm này.

Sử dụng màn hình thường khi chơi game giống như việc bạn lái một chiếc xe hơi dòng thông thường vào đường đua của siêu xe vậy. Bạn có thể tham gia đường đua, nhưng dành giải quán quân thì không khả quan lắm. Vậy nên, để tránh tốn thêm thời gian và tiền bạc, hãy cân nhắc nhé!

Bài viết liên quan

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Không

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.

Đăng ký
TOP