Giá Số lượng

Công nghệ giảm ánh sáng xanh ở màn hình BenQ

2022/09/19
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể gây hại cho mắt

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng có thể được chia thành ánh sáng nhìn thấy được và không nhìn thấy được. Phần mà mắt người có thể nhận biết được gọi là ánh sáng nhìn thấy được và bao gồm bước sóng từ 400 nm đến 700 nm. Các màu mà chúng ta thường thấy, ví dụ như đỏ, cam, vàng, lục, lam ngọc, xanh và tím đều thuộc quang phổ ánh sáng nhìn thấy được. Ánh sáng có bước sóng dài hơn 700 nm được gọi là ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 400 nm được gọi là ánh sáng tử ngoại (UV).

Đồ thị quang phổ ánh sáng

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tia UV có thể làm hỏng các mô sinh học, bao gồm cả da và mắt. Mọi người hiện nay đều biết rằng việc sử dụng các sản phẩm chống nắng có thể ngăn ngừa tổn thương da. Chúng ta rất ít khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng mặt trời (UV) hoặc ánh sáng hồng ngoại trong những trường hợp thông thường, nên cơ hội để ánh sáng hồng ngoại và tia cực tím gây hại cho mắt là khá nhỏ. Tuy nhiên, ánh sáng xanh nhìn thấy được lại có thể đi vào võng mạc. Chúng ta có thể chia ánh sáng xanh nhìn thấy được thành hai nhóm - ánh sáng xanh có bước sóng ngắn (420 nm đến 455 nm) và ánh sáng xanh có bước sóng dài (455 nm đến 480 nm).

Tác hại của ánh sáng xanh

Cấu trúc đôi mắt

Giác mạc

Giác mạc là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc với ánh sáng. Việc chiếu xạ các tế bào giác mạc với ánh sáng xanh có cường độ và năng lượng cao có thể kích hoạt một loạt các phản ứng oxy hóa, làm cho giác mạc dễ bị viêm, dẫn đến khô mắt.

Thủy tinh thể

Thủy tinh thể bảo vệ võng mạc bằng cách lọc ra một số ánh sáng năng lượng cao, bao gồm cả ánh sáng xanh. Tuy nhiên, do hấp thụ loại ánh sáng năng lượng cao này, tinh thể sẽ dần bị vẩn đục và có thể bị đục thủy tinh thể.

Võng mạc

Hiện tại, các thí nghiệm tế bào và thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh sẽ làm tăng nguy cơ tế bào võng mạc bị tổn thiên thương, và thậm chí có thể gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác AMD (Age-related Macular Degeneration).

Bởi những yếu tố kể trên, thông thường chúng ta nên thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp để chống lại ánh sáng xanh. Trước hết, hầu hết ánh sáng xanh trong cuộc sống đến từ mặt trời, vì vậy mọi người cần đội mũ, đeo dù che nắng hoặc đeo kính râm khi ra ngoài, đây là cách dễ nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Khi chúng ta ở trong nhà, đồng tử của chúng ta sẽ lớn hơn. Nhiều người thích sử dụng điện thoại di động trong bóng tối, võng mạc phải tiếp nhận nhiều kích thích từ ánh sáng xanh trong thời gian dài và có thể gây ra thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Do đó, hãy chú ý đến cả ánh sáng xanh trong nhà. Đeo kính chống ánh sáng xanh, hoặc sử dụng các sản phẩm có chế độ giảm ánh sáng xanh có thể giúp giảm nguy cơ và giữ cho mắt thoải mái hơn.

Công nghệ giảm ánh sáng xanh Low Blue Light Plus từ BenQ

Vào năm 2012, BenQ đã điều chỉnh các thông số nhiệt độ màu RGB của màn hình và đưa ra bốn loại cài đặt nhiệt độ màu dựa trên các tình huống sử dụng. Ngoài ra, BenQ đã hợp tác với TÜV Rheinland để xác định các tiêu chuẩn kiểm tra ánh sáng xanh dương thấp và phát triển chứng nhận. Do đó, BenQ đã tạo ra màn hình được chứng nhận ánh sáng xanh dương thấp đầu tiên trên thế giới.

Công nghệ Low Blue Light Plus của BenQ sử dụng chip xanh được thiết kế đặc biệt để tránh phát ra ánh sáng xanh có bước sóng ngắn (420 nm ~ 455 nm) trong khi vẫn giữ lại ánh sáng xanh có bước sóng dài (455 nm ~ 480 nm), cho phép người dùng trải nghiệm tái tạo màu tối ưu với màu sắc không bị biến dạng, độ sắc nét và độ tương phản cao. Đồng thời, ngăn chặn các vấn đề về thị lực tiếp ẩn và cung cấp chất lượng tối ưu hóa hình ảnh.

Đồ thị quang phổ ánh sáng

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Không

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.

Đăng ký
TOP