Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Để giúp bạn tìm được chiếc máy chiếu ưng ý nhất, BenQ đã tổng hợp bảng thuật ngữ dưới đây với các khái niệm thường gặp khi mua máy chiếu cũng như các công nghệ liên quan. Ngay cả khi đây sẽ là chiếc máy chiếu đầu tiên mà bạn tự mua, bạn cũng hoàn toàn có thể tự tin khi nắm được những thuật ngữ quan trọng này. Cùng bắt đầu thôi nào!
Thuật ngữ này sẽ thể hiện kích thước và hình dạng của hình ảnh được hiển thị. Một nội dung HD hoặc UHD điển hình sẽ có tỷ lệ 16: 9 wide screen, trong khi các rạp chiếu phim thường sẽ sử dụng 2,35: 1. Các nội dung “letterbox” cũ từ trước HD có tỷ lệ là 4: 3.
Thuật ngữ này thể hiện việc hiệu chuẩn theo cách chuyên nghiệp máy chiếu hoặc màn hình theo các tiêu chuẩn được chấp nhận như Adobe RGB, DCI-P3, Rec. 709 và Rec. 2020. Nếu một chiếc máy chiếu có hiệu chuẩn tốt, hình ảnh bạn nhận được trên màn hình sẽ rất gần với tài liệu nguồn hoặc sát với cách mà các nhà sản xuất phim muốn tác phẩm được thể hiện trước khán giả. Nói cách khác, màu sắc chính xác sẽ tái tạo nội dung một cách trung thực nhất. Ví dụ điển hình cho việc một chiếc máy chiếu được hiệu chỉnh kém là nó có thể sẽ hiển thị một chiếc ô tô màu đỏ thành màu da cam. Bạn chắc chắn sẽ không muốn điều này phải không?
Bởi màu sắc cũng được coi là ánh sáng năng lượng nên nhiệt độ có khả năng quyết định những gì chúng ta nhìn thấy. Nhiệt độ màu được đo bằng kelvins, với hầu hết các nội dung có nhiệt độ màu trong khoảng 4000-7000K. Bạn có thể sẽ bắt gặp thuật ngữ như “D65”. Cụm từ này đề cập đến nhiệt độ màu của ánh sáng vào ban ngày và được dùng làm tham chiếu trong nhiều không gian màu bao gồm cả Rec. 709. D65 tương đương khoảng 6500 kelvins.
Cụm từ này định nghĩa phạm vi và độ sâu của màu sắc được hiển thị. Các thiết bị khác nhau có khả năng về màu sắc khác nhau, đặc biệt về số lượng màu sắc mà chúng có thể hiển thị (ngay cả khi mắt người và não bộ không thể nhận biết được tất cả chúng), ví dụ như DCI-P3, Rec. 709 và Rec 2020.
Đây là thành phần chịu trách nhiệm tạo ra màu sắc trong máy chiếu. Bánh xe màu cơ bản chỉ có ba màu chính: đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Việc có thêm nhiều phân màu hơn trong mỗi màu chính giúp tạo ra màu sắc phong phú hơn và dải màu rộng hơn, vì vậy một chiếc máy chiếu tốt thường sẽ có bánh xe màu RGBRGB (hai phân màu cho mỗi màu chính). Bên cạnh đó cũng có một vài biến thể, chẳng hạn như RGBW (thêm một phân màu dành riêng cho màu trắng) và RGBCWY (đỏ, lục, lam, lục lam, trắng, vàng). Bánh xe màu với độ tinh khiết màu cơ bản cao sẽ mang lại hiệu suất màu tốt nhất.
Độ tương phản mô tả sự khác biệt giữa trắng và tối. Độ tương phản cao hơn giúp tạo ra những hình ảnh ấn tượng và có chiều sâu hơn. Tỷ lệ tương phản thể hiện lượng màu trắng trên một đơn vị màu đen, ví dụ 30.000: 1.
DCI-P3 là gam màu chuyên dụng được phát triển để chiếu phim kỹ thuật số trong các rạp chiếu phim chuyên nghiệp. DCI-P3 rộng hơn Rec. 709, đặc biệt là trong không gian màu xanh lá cây và màu đỏ, có nghĩa là DCI-P3 có thể tạo ra nhiều sắc thái xanh lá và đỏ hơn, trong khi các sắc xanh lam sẽ giống với Rec. 709.
Digital light processing - DLP là công nghệ sử dụng hàng triệu tấm gương siêu nhỏ để tạo ra hình ảnh chính xác từ một nguồn sáng. So với các công nghệ trình chiếu khác như LCD, cơ chế DLP có khả năng chống tích tụ bụi và không cần đến các bộ lọc phức tạp có thể gây giảm chất lượng hình ảnh. Quan trọng nhất, các tấm gương được sử dụng trong DLP có tuổi thọ rất cao, trong khi tấm LCD nhanh hỏng hơn nhiều. Ngay cả khi nguồn sáng (đèn) cần được thay thế thì chất lượng hình ảnh vẫn ở mức cao nhất với DLP, trong khi với LCD chất lượng hình ảnh sẽ giảm dần theo thời gian bất kể đèn có mới như thế nào.
Tìm hiểu thêm: Công nghệ DLP của BenQ là gì?
Digital micromirror device - DMD, một thành phần được chế tạo với độ chính xác cao, có hàng triệu tấm gương siêu nhỏ hoạt động cùng với bộ xử lý nhằm cho phép trình chiếu hình ảnh ở độ phân giải lên đến 4K thực (true 4K).
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa 4K thực và 4K tăng cường là gì?
Đây là một cơ chế rất hữu ích và có lợi ở một số dòng máy chiếu. Cơ chế này được tích hợp giữa đèn chiếu và thấu kính mà sẽ mở hoặc đóng tùy thuộc vào độ sáng tổng thể của hình ảnh được trình chiếu để điều chỉnh lượng ánh sáng được chiếu ra. Iris động được sử dụng để tinh chỉnh hình ảnh được trình chiếu bằng cách cho phép máy chiếu tăng cường hiệu suất tương phản, mang tới các cảnh tối có chiều sâu và các các cảnh sáng được tối ưu hóa, ngăn ngừa việc mất chi tiết hình ảnh.
Tìm hiểu thêm: Iris động hoạt động như thế nào?
Cụm từ này biểu thị số lần một khung hình được làm mới mỗi giây. Càng nhiều khung hình, video sẽ được hiển thị càng mượt mà. Nội dung TV và phim ảnh thường sử dụng 24 khung hình, video game thường chạy ở 30 hoặc 60, nhưng hiện nay có thể lên tới 144. Thông số này thường được đo bằng Hertz (Hz).
Thuật ngữ này thể hiện cách điện áp ảnh hưởng đến độ sáng. Điện áp tăng sẽ làm tăng công suất ánh sáng, nhờ đó hình ảnh trở nên sáng hơn.
Hiện tượng này xảy ra khi nguồn và hình trình chiếu không được đồng bộ, hình ảnh sẽ xuất hiện "bản sao" do nguồn cập nhật quá nhanh cho hình chiếu.
High Definition Multimedia Interface - HDMI là loại đầu nối và tiêu chuẩn cáp nối phổ biến nhất kể từ những năm 2000. Để đạt được 4K UHD ở 60fps, bạn sẽ cần HDMI 2.0 trở lên.
High dynamic range - HDR giúp màu trắng trở nên sáng hơn và màu đen được thể hiện sâu hơn, đem tới hình ảnh chân thực và ấn tượng nhất cho người xem.
Hybrid Log-Gamma (HLG) là một phiên bản của HDR do NHK và BBC cùng phát triển. Không giống như các dạng HDR khác, HLG không sử dụng metadata và có thể tương thích với cả SDR và HDR.
Thuật ngữ này thể hiện độ trễ xảy ra từ khi máy chiếu gửi đi hình ảnh tới khi hình ảnh đó được hiển thị trên màn chiếu. Trong gaming, khái niệm này cũng bao gồm cả độ trễ bổ sung giữa màn hình và bộ điều khiển (controller latency). Độ trễ đầu vào được đo bằng mili giây. Độ trễ đầu vào trên 40ms có thể khiến video games không thể phát được cũng như gây ra một số vấn đề về đồng bộ hóa khi xem phim.
Khi máy chiếu không được setup đúng cách trước màn chiếu thì hình được chiếu ra sẽ không giữ được ở dạng hình chữ nhật vuông vắn và có thể làm mất tỷ lệ khung hình. Những mẫu máy chiếu với tính năng (auto) keystone sẽ giúp người dùng không phải lo lắng về vấn đề này.
Màn hình tinh thể lỏng, liquid crystal display - LCD là một trong những công nghệ hàng đầu của TV và máy chiếu. Điểm khác biệt giữa LCD và DLP nằm ở chỗ các tấm LCD có xu hướng mờ dần và thay đổi đặc tính theo thời gian, trong khi các tấm gương DLP có khả năng giữ được chất lượng ban đầu lâu hơn và không gặp phải các hiện tượng điển hình của LCD như hot spotting và các vấn đề về tính thống nhất của hình ảnh.
Tính năng này sẽ giúp linh hoạt hóa việc lắp đặt máy chiếu. Hình ảnh có thể được dịch chuyển lên, xuống, trái phải trong một phạm vi nhất định mà không cần phải di chuyển máy chiếu.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng của màn chiếu. Chất liệu của màn chiếu phản xạ được càng nhiều ánh sáng thì sẽ càng tốt cho việc trình chiều. Công nghệ triệt tiêu ánh sáng sẽ giúp tối ưu hóa hình ảnh được hiển thị, đem lại một bữa tiệc thị giác trọn vẹn cho người xem.
Tìm hiểu thêm: Hiện nay có các loại màn chiếu nào?
Đây là đơn vị đo lường độ sáng phổ biến ở máy chiếu. Độ sáng có vai trò quan trọng với hiệu suất máy chiếu trong các điều kiện ánh sáng môi trường xung quanh khác nhau như phòng sáng & phòng tối.
Đây là độ phân giải "thực", quyết định bởi phần cứng của nguồn chiếu. Hiện nay, các độ phân giải phổ biến gồm có full HD (1920 x 1080) hoặc 1080p và ultra HD (3840 x 2160) hoặc 2160p, chữ “p” viết tắt của progressive scan, có thể hiểu là quét liên tục. Độ phân giải gốc được đo bằng pixel dọc theo hai trục hoặc tính bằng megapixel trên mỗi khung hình.
OSD là viết tắt của on screen display. Thuật ngữ này chỉ giao diện người dùng xuất hiện khi được kích hoạt bởi điều khiển từ xa hoặc các nút bấm. OSD thường tối giản và thân thiện với người dùng.
Gam màu Rec. 709 cho phép máy chiếu có thể thể hiện màu sắc thật đến mức phản ánh những gì mắt người cảm nhận được. Đây là một trong những không gian màu phổ biến nhất được dùng trong các nội dung ở độ phân giải full HD hoặc cao hơn.
Thuật ngữ này đại diện cho Red - đỏ, Green- xanh lá cây và Blue- xanh lam. Tất cả các màn hình màu đều chứa ba thành phần này.
Tìm hiểu thêm: Bánh xe màu RGBRGB là gì?
Đây là một hiệu ứng xảy ra khi thiết bị thiết bị cố gắng lấp đầy pixel hoặc tạo ra hình ảnh một cách nhanh chóng. Hiện tượng này dẫn đến việc các điểm ảnh hiện thị rất rõ trên màn chiếu, khiến người dùng có cảm giác như đang xem hình qua một cánh cửa lưới.
Một loại màn chiếu sử dụng lực căng để giữ cho màn luôn được căng và phẳng, giúp đem lại chất lượng hình ảnh chiếu tốt hơn
Khoảng cách mà một chiếc máy chiếu cần để có thể chiếu được hình ảnh trên một chiếc màn chiếu có kích thước nhất định. Khoảng cách này sẽ khác nhau giữa máy chiếu với ống kính cố định và máy chiếu có thể thu phóng.
Thuật ngữ này đề cập đến việc xử lý hình ảnh để tăng độ phân giải của chính hình ảnh đó. Ví dụ: hầu hết các TV và máy chiếu 4K đều có thể upscale nội dung từ 1080p lên 2160p, nhưng quá trình này có thể khiến hình ảnh bị ảnh hưởng.
Đây là một tính năng vô cùng hữu ích của máy chiếu, cho phép duy trì kích thước hình ảnh từ các khoảng cách trình chiếu khác nhau. Đối với các dòng máy chiếu có ống kính cố định không thể thu phóng, bạn sẽ cần di chuyển vị trí set up của máy chiếu nếu muốn thay đổi kích thước trình chiếu, đây là một quá trình rất mất thời gian và công sức.