Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Tìm kiếm Xóa
Công nghệ HDR ngày càng trở nên phổ biến khi ngày càng có nhiều sản phẩm điện tử (TV, máy chiếu, màn hình…) được dán nhãn HDR. Tuy nhiên, các thiết bị khác nhau sẽ được trang bị công nghệ HDR khác nhau, đặc biệt là ở máy chiếu. So với ti vi, công nghệ HDR của máy chiếu không chuyên hoặc bán chuyên đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao hơn, thậm chí có thể so sánh với máy chiếu ở những rạp phim chuyên nghiệp. Vì vậy, phát triển công nghệ HDR cho máy chiếu đòi hỏi tính chính xác và mức độ nghiên cứu sản phẩm cao hơn so với các thiết bị gia đình thông thường.
Bằng cách phân tích biểu đồ tần suất của hình ảnh, phương pháp tăng cường độ tương phản thông thường sẽ tính toán các đường cong mức cần thiết để tăng cường độ tương phản nhằm đạt hiệu ứng tăng cường tương phản tổng thể. Tuy nhiên, việc tăng tương phản sẽ làm giảm mức độ hiển thị chi tiết. Nhưng với công nghệ điều chỉnh độ tương phản HDR-PRO của BenQ, mỗi hình ảnh được chia thành hơn 1.000 vùng nhỏ hơn để áp dụng thuật toán tăng cường độ tương phản cục bộ mà vẫn đảm bảo các chi tiết được hiển thị rõ nét.
Khi mức phân phối thông tin hình ảnh tập trung vào vùng có độ sáng trung bình, công nghệ tăng cường tương phản thông thường sẽ sử dụng mô hình “đường cong chữ S” nhằm tăng cường chi tiết của cả vùng sáng và vùng tối. Tuy nhiên, khi một hình ảnh có cả vùng sáng và vùng tối, công nghệ này sẽ gặp phải điểm nghẽn. Nếu nội dung hình ảnh không còn không gian để mở rộng thì việc tăng cường độ tương phản như trên sẽ dẫn đến việc giảm chi tiết ở vùng sáng hoặc vùng tối.
Nâng cấp từ công nghệ tăng cường tương phản thông thường, công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ của BenQ chia mỗi hình ảnh thành hơn 1000 vùng nhỏ, trong đó mỗi vùng có một dữ liệu độc lập và được áp dụng công nghệ tăng cường tương phản riêng rẽ nhằm tối ưu hóa hiệu quả hiển thị.
Hiển thị chi tiết vùng tối rõ hơn
Hiển thị chi tiết vùng sáng rõ ràng hơn
Công nghệ Tăng cường tương phản thông thường sẽ khó áp dụng với những trường hợp hình ảnh gốc có độ tương phản cao. Trong khi đó, công nghệ tăng cường tương phản cục bộ có thể thực hiện tốt chức năng này.
Với các trường hợp có vùng sáng hoặc vùng tối lớn, công nghệ tăng cường tương phản thông thường sẽ khiến vùng tối tối hơn và làm mờ hoặc mất đi một số chi tiết. Tuy nhiên, công nghệ tăng cường tương phản cục bộ có thể phân biệt vùng sáng và vùng tối, từ đó hình ảnh được hiển thị rõ nét hơn.
Ảnh gốc
Công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ của BenQ
Công nghệ Tăng cường tương phản thông thường
Với hình ảnh có nhiều vùng sáng, công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ có thể đảm bảo tăng tương phản trên nhiều chi tiết hơn so với công nghệ Tăng cường tương phản thông thường.
Ảnh gốc
Công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ của BenQ
Công nghệ Tăng cường tương phản thông thường
Hình ảnh gốc này bao gồm cả vùng sáng và vùng tối lớn. Công nghệ tăng cường tương phản thông thường sẽ bị hạn chế bởi những vùng sáng này khiến việc tăng tương phản ở vùng tối không hiệu quả, đồng thời việc hiển thị chi tiết cũng giảm đi. Tuy nhiên, với công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ của BenQ, nhược điểm này được khắc phục một cách đáng kể.
Ảnh gốc
Công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ của BenQ
Công nghệ Tăng cường tương phản thông thường
Như kết quả phân tích ở trên, công nghệ Tăng cường tương phản cục bộ của BenQ có khả năng tạo ra hình ảnh có chiều sâu với độ tương phản rõ rệt hơn so với công nghệ tăng cường tương phản thông thường. Chất lượng hiển thị luôn là mục tiêu BenQ theo đuổi trong nhiều năm qua, ưu tiên phát triển công nghệ HDR-PRO độc quyền bởi các kỹ sư lành nghề được chứng nhận ISF và THX. HDR-PRO cho phép tăng cường mức độ màu tối, tối ưu chiều sâu hình ảnh, cải thiện chi tiết hiển thị đồng thời tăng mức độ tương phản chung, nhằm đáp ứng nhu cầu tận hưởng trải nghiệm 4K HDR của người dùng một cách tốt nhất.
BenQ không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm tái hiện màu sắc hiển thị một cách chân thực với độ nét tối đa và tăng cường tương phản tối ưu nhất, mang trải nghiệm từ rạp phim đến ngôi nhà của bạn.