Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Bài viết trước đã giới thiệu cho độc giả ba giai đoạn trong quy trình làm việc dành cho các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế đồ họa về các nguyên tắc điều chỉnh màu sắc. Bài viết tiếp theo sau đây sẽ đưa ra hướng dẫn sâu hơn về cách kết hợp các cấu hình ICC điển hình trong thiết kế.
Nếu bạn muốn tái hiện chân thực ảnh gốc, thì trước tiên bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
Ánh sáng môi trường xung quanh có thể thay đổi cảm giác mà bức ảnh mang lại. Do đó, trước tiên, ta cần xử lý màu ảnh nhằm tái hiện chân thực nhất màu sắc mà mắt ta nhìn thấy. Với việc sử dụng máy đo độ phơi sáng, các nhiếp ảnh gia có thể xác định cài đặt khẩu độ và cửa trập phù hợp để ảnh không bị thừa hay thiếu sáng. Máy đo phơi sáng được thiết kế nhằm đảm bảo độ phơi sáng được giữ nguyên trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Sau khi đã thiết lập mức phơi sáng, bây giờ ta cần lựa chọn một khung màu chuẩn để tham khảo khi tái tạo lại màu sắc trong lúc chụp. Khung màu phổ biến nhất là ColorChecker® với 24 màu sắc. Có nhiều loại bảng màu khác nhau, trong số đó bảng phổ biến nhất là ColorChecker® Passport. Hình 1 minh họa các loại ColorChecker® khác nhau và hình 2 minh họa ColorChecker® Passport khi chụp ảnh.
Hình 1: Các loại ColorChecker® khác nhau: bảng màu Cân bằng trắng và cân bằng xám ColorChecker® bên trái, và bảng ColorChecker® 24 màu ở bên phái.
Hình 2: Cách sử dụng ColorChecker® Passport tại thời điểm chụp ảnh.
Về lý thuyết, có thể dùng cấu hình ICC của máy ảnh để thu được màu sắc chính xác từ cảnh. Tuy nhiên, cấu hình ICC sẽ chỉ hoạt động tốt nhất nếu điều kiện chụp phù hợp với điều kiện khi hồ sơ được tạo. Ví dụ: các điều kiện ánh sáng (nhiệt độ màu và mức ánh sáng), sự kết hợp giữa thân máy và ống kính cũng như các cài đặt khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO và chế độ màu đều phải giống hệt nhau. Có thể nói rất khó để tái tạo cấu hình ICC theo cách này, do đó, cách thực tế hơn là sử dụng ColorChecker® khi chụp ảnh và khởi tạo một cấu hình mới. Cấu hình được tạo không nhất thiết phải là cấu hình ICC nhưng nó phục vụ các mục đích tương tự như cấu hình ICC để bảo toàn màu sắc. ColorChecker® Passport đi kèm với phần mềm riêng nhằm trích xuất các mảng màu để tạo tệp DCP (Hồ sơ máy ảnh kỹ thuật số); quy trình này được minh họa trong Hình 3. Sau đó, tệp DCP có thể được chuyển vào Photoshop hoặc Lightroom để mô phỏng các điều kiện chụp được ghi lại từ máy ảnh.
Hình 3: Phần mềm ColorChecker® Passport có thể tự động xác định các mảng màu và dùng chúng để tạo tệp DCP.
Sau khi đã chụp ảnh xong, bước thứ hai là chỉnh sửa hình ảnh. Đây là giai đoạn mà màn hình đóng vai trò quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn màu sắc. Một màn hình được hiệu chỉnh phần cứng chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Câu hỏi đặt ra là, các nhiếp ảnh gia nên hiệu chỉnh màn hình của họ cho những mục tiêu nào? Dưới đây là một số bộ hiệu chuẩn điển hình tham khảo trong Bảng 1 dành cho các nhiếp ảnh gia.
Bảng 1: Bộ hiệu chuẩn dành cho nhiếp ảnh gia
Color Gamut | Nhiệt độ màu | Độ sáng | Đường cong Gamma | Mức độ màu đen |
Color Gamut Adobe RGB | Nhiệt độ màu D65 | Độ sáng 160 cd/m² | Đường cong Gamma 2.2 | Mức độ màu đen Absolute 0 |
Sau khi hiệu chỉnh màn hình theo bộ hiệu chuẩn, cấu hình ICC của màn hình sẽ được tạo. Cấu hình ICC này là một cấu hình quan trọng và nên được đặt mặc định cho RGB Working Space trong Photoshop. Vui lòng làm theo hướng dẫn dưới đây để thay đổi cài đặt:
1. Chọn ‘Edit’ -> ‘Color Settings’ (như Hình 4).
2. Một cửa sổ nhỏ sẽ hiện ra, chọn cấu hình ICC cho màn hình của bạn từ danh sách sổ xuống trong RGB Working Space (như Hình 5).
3. Chọn ‘Convert to Working RGB’ bên dưới Color Management Policies (như Hình 5).
Hình 4: Chọn mục ‘Color Settings’ trong Photoshop.
Hình 5: Chọn RGB trong Working Spaces với cấu hình ICC màn hình của bạn.
Cần cài đặt cấu hình ICC của màn hình làm RGB Working space vì màn hình là nơi hiển thị các chỉnh sửa đồ họa của bạn, mọi đánh giá về màu sắc cũng dựa trên hiển thị này. Để kích hoạt tính năng này, bạn cần chọn “Convert to Working RGB” trong mục “Color Management Policies”. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chọn “Ask When Opening” đối với Cấu hình không khớp (Profile Mismatches) hoặc Cấu hình bị thiếu (Missing Profiles).
Nhiều bên đề xuất sử dụng “AdobeRGB” làm RGB Working Space trong Photoshop, tuy nhiên đó là cách phổ biến nhất. Một cách khác là cài đặt ICC Profile làm RGB Working Space như đã đề cập ở trên. Bằng cách này, bạn có không gian màu RGB mà bạn có thể hình dung một cách thực tế nhất qua màn hình của bạn. Hiện nay, không thiết bị nào có thể hiển thị 100% AdobeRGB. Ưu nhược điểm của hai cách được so sánh như bảng dưới:
|
“AdobeRGB” Profile | Monitor ICC Profile |
Ưu điểm | “AdobeRGB” Profile
| Monitor ICC Profile
|
Nhược điểm | “AdobeRGB” Profile
| Monitor ICC Profile
|
Khi sử dụng tính năng này, câu hỏi thường gặp là “Tôi có thể tìm thấy cấu hình ICC ở đâu?” hay “Tôi không tìm thấy monitor profile trong danh sách sổ xuống.” Câu trả lời là: Có một thư mục riêng và bạn phải lưu cấu hình ICC tại thư mục này để nó có thể xuất hiện trong danh sách sổ xuống.” Bạn có thể tìm thấy vị trí lưu cấu hình ICC cho Windows và Mac OS tại đây:
• Windows:
• C:\Windows\System32\spool\drivers\color
• Mac OS:
• \Users\[User Name]\Library\ColorSync\Profiles
trong đó [User Name] là tên người dùng khi bạn đăng nhập vào máy tính.
Vị trí thư mục phụ thuộc vào hệ điều hành nhưng không phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành của máy bạn. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thư mục này trong các phiên bản khác nhau của Windows OS hay Mac OS. Thông thường khi hiệu chuẩn màn hình thành công, cấu hình ICC sẽ được tự động lưu vào vị trí trên. Nhưng nếu bạn có các cấu hình khác cần được cài đặt, bạn chỉ cần sao chép cấu hình ICC vào thư mục trên và khởi động lại Photoshop, các cấu hình mới sẽ tự động hiện trong danh sách sổ xuống.
Sau khi chỉnh sửa hoàn tất, giờ là lúc tiến hành công đoạn in ấn sản phẩm. Vậy làm thế nào để bản in cuối cùng đảm bảo màu sắc giống với những gì bạn thấy trên màn hình? Lúc này, bạn có thể sử dụng tính năng “soft-proofing” thông qua cấu hình ICC.
1. Chọn cấu hình ICC của máy in tương ứng với loại giấy và loại mực in mong muốn. Đảm bảo bạn chọn đúng cấu hình này. Bạn có thể tìm cấu hình ICC của máy in từ driver của máy in hoặc trang web của nhà sản xuất, hỏi cửa hàng in của bạn hoặc tạo cấu hình ICC của máy in từ phần mềm tạo cấu hình của bên thứ 3. Bạn có thể tìm trên internet cách để tạo cấu hình.
2. Sao chép cấu hình ICC của máy in vào thư mục cấu hình ICC được liệt kê ở trên.
3. Khởi động lại Photoshop nếu ứng dụng đang được sử dụng trước khi bạn thực hiện xong thao tác sao chép.
4. Đi tới ‘View’ -> ‘Proof Setup’ -> ‘Custom’ (như trong Hình 6).
5. Trong cửa sổ bật lên, chọn cấu hình ICC máy in của bạn trong hộp thả xuống bên cạnh Device to Simulate' (như trong Hình 7).
6. Chọn 'Relative Colorimetric' trong hộp thả xuống 'Rendering Intent' (như trong Hình 7).
Hình 6: Truy cập Tùy chỉnh Proof Setup trong Photoshop.
Hình 7: Chọn cấu hình ICC của máy in trong hộp thả xuống bên cạnh mục Device to Simulate.
7. Bây giờ bạn sẽ thấy ảnh của mình đã thay đổi diện mạo. Bạn có thể chọn và bỏ chọn dấu kiểm bên cạnh ‘Preview’ để bật và tắt chức năng mô phỏng. Hoặc bạn cũng có thể đóng cửa sổ bật lên bằng cách nhấp vào ‘OK’ và nhấn ‘Control+Y’ (Command+Y cho người dùng Mac) để bật và tắt mô phỏng. Hình 8 minh họa hiệu ứng mô phỏng ‘trước’ và ‘sau’ trong Photoshop.
8. Nếu bạn muốn sửa một số màu trong cửa sổ mô phỏng, bạn chỉ cần tiếp tục xử lý ảnh như bình thường và bạn sẽ thấy hiệu ứng trên bản in ra.
9. Nếu bạn đã hài lòng với quá trình xử lý, bây giờ ảnh đã sẵn sàng để in. Trước khi bạn gửi ảnh của mình nơi in ấn, bạn nên chuyển đổi ảnh của mình sang hồ sơ ICC trên màn hình và nhúng hồ sơ đó vào ảnh của bạn. Bằng cách này, nơi in ấn của bạn có thể kiểm tra xem ảnh trông như thế nào trên màn hình của bạn.
Hình 8: Hình ảnh trước khi mô phỏng (bên trên) và sau khi mô phỏng (bên dưới).
Hầu hết các bức ảnh hiện nay thường ít khi phục vụ mục đích in ấn mà chỉ dùng để đăng tải trên các kênh digital. Điều này khiến việc đảm bảo màu sắc đồng nhất thường khó hơn nhiều so với khi in ấn. Ta không thể biết chắc được người xem sẽ sử dụng loại màn hình nào, ta chỉ có thể tự giả định rằng họ sử dụng màn hình sRGB. Vì vậy, trước khi đăng tải ảnh trên các kênh digital, các bức ảnh có thể được chuyển đổi sang không gian màu sRGB theo các bước dưới đây:
1. Chọn ‘Edit’ -> ‘Convert to Profile’ (như Hình 9).
2. Trong cửa sổ hiện ra, chọn ‘sRGB IEC61966-2.1’ trong hội thoại sổ xuống dưới mục ‘Destination Space’ (như Hình 10).
3. Chọn ‘OK’ để đóng cửa sổ.
4. Chọn ‘File’ -> ‘Save As’.
5. Chọn ‘Embed Color Profile’ trong cửa sổ ‘Save As’ (như Hình 11).
Hình 9: Truy cập ‘Convert to Profile’ trong Photoshop.
Hình 10: Chọn ‘sRGB IEC61966-2.1’ trong hội thoại sổ xuống dưới mục ‘Destination Space’.
Hình 11: Chọn ‘Embed Color Profile’ để nhúng cấu hình sRGB vào ảnh cần gửi đi.
Bài viết này chia sẻ cách sử dụng cấu hình ICC để đảm bảo sự đồng nhất của màu sắc trong quá trình chỉnh sửa và in ấn hình ảnh. Để thu được màu sắc chính xác của ảnh, trước tiên ta cần có máy đo độ phơi sáng và bộ kiểm tra màu ColorChecker® chính xác. Trên màn hình đã được hiệu chỉnh, ta có thể tận dụng cấu hình ICC này để mô phỏng hình ảnh được in ra hoặc khi nó được hiển thị trên các loại màn hình khác có cấu hình ICC. Cuối cùng, trước khi bạn đăng tải những hình ảnh này lên website, bạn cần chuyển đổi không gian màu sang sRGB và nhúng cấu hình vào ảnh. Ngoài ra, trong bài viết, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ cách sử dụng cấu hình ICC, thiết lập RGB Working Color Space, cách lưu trữ cấu hình ICC và cách chuyển đổi màu sắc qua các không gian màu khác nhau.