Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Cuộc sống hiện đại khiến con người liên tục tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Chúng ta không chỉ dựa vào công nghệ để giao tiếp mà thực hiện hầu hết các hoạt động hàng ngày bằng máy tính và điện thoại di động. Mặc dù chúng ta đều biết rằng nên giảm thiểu thời gian sử dụng chúng nhưng điều này rất khó để có thể thực hiện trong thực tế. Cùng tìm hiểu các mẹo giúp hạn chế các tình trạng khó chịu ở mắt do sử dụng màn hình trong thời gian dài nhé!
Hầu hết tất cả các thiết bị màn hình hiện đại đều có tính năng điều khiển độ sáng. Trên thực tế, độ sáng màn hình có có mối liên hệ mật thiết tới các triệu chứng mệt mỏi ở mắt. Sự chênh lệch về độ sáng giữa màn hình và điều kiện ánh áng môi trường xung quanh càng nhỏ thì hiện tượng mỏi mắt càng ít xảy ra. Vì vậy, giảm độ sáng của màn hình là cách dễ nhất để hạn chế hiện tượng mỏi mắt khi màn hình sáng hơn môi trường xung quanh. Mặt khác, nếu độ sáng của màn hình quá thấp, nội dung hiển thị sẽ trở nên khó đọc khiến mắt phải điều tiết gây ra căng thẳng ở mắt.
Để xử lý hiện tượng này, Hiệp hội Kỹ thuật chiếu sáng Bắc Mỹ (Illuminating Engineering Society of North America - IES) đã đề xuất “Quy tắc 1:3:10” trong hướng dẫn chiếu sáng được xuất bản của mình. Quy tắc này đề cập rằng sự khác biệt về độ sáng giữa màn hình và điều kiện môi trường xung quanh phải được duy trì trong phạm vi tỷ lệ 1:3 hoặc 3:1. Màn hình có thể sáng hơn hoặc tối hơn, nhưng sự khác biệt không được nhiều hơn hệ số ba, trong khi môi trường xung quanh và môi trường tổng thể phải duy trì sự chênh lệch độ sáng không quá mười lần so với màn hình.
Nói cách khác, chúng ta có thể điều chỉnh độ sáng của màn hình và độ sáng tổng thể của môi trường xung quanh để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho mắt. Trong môi trường mà bạn có thể điều chỉnh độ sáng theo ý muốn (chẳng hạn như ở nhà), bạn có thể cân nhắc điều chỉnh độ sáng của toàn bộ môi trường bằng cách thay đổi góc của rèm cửa hoặc vị trí của thiết bị chiếu sáng.
Giảm ánh sáng xanh, đặc biệt là vào buổi tối, có thể đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt. Ánh sáng xanh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây mỏi mắt sau khi tiếp xúc lâu. Các thiết bị kỹ thuật số phát ra lượng ánh sáng nhìn thấy được không đồng đều, bao gồm lượng lớn ánh sáng xanh có năng lượng cao. Việc tiếp xúc với loại ánh sáng này có thể khiến các tế bào võng mạc bị tổn thương và làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể do sự can thiệp vào quá trình sản xuất melatonin. Việc hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh khi mặt trời lặn có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn và thúc đẩy thói quen ngủ lành mạnh. Có thể bạn nên cân nhắc một chiếc màn hình với khả năng giảm ánh sáng xanh.
8 giờ ngồi trước màn hình có thể khiến bạn tiếp xúc với gần 5,8 triệu lần nhấp nháy trên màn hình. Điều này có thể gây ra các triệu chứng mỏi mắt, mờ mắt, đau đầu hay gián đoạn giấc ngủ. Một chiếc màn hình chống nhấp nháy với công nghệ đèn nền làm mờ DC (DC dimming backlight technology) có thể loại bỏ hiện tượng nhấp nháy, giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Cuối cùng, bên cạnh việc tạo ra một môi trường làm việc tối ưu cho đôi mắt, điều quan trọng hơn là việc chú ý đến thời gian sử dụng màn hình và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Sau mỗi 40-50 phút làm việc với màn hình, bạn nên nghỉ ngơi từ 10 tới 15 phút. Ngoài ra, khi bạn nhìn màn hình liên tục trong thời gian dài, tần suất chớp mắt thường giảm đi đáng kể, vì vậy cần phải ưu tiên duy trì độ ẩm cho mắt. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc nhỏ mắt giúp giảm mỏi và khô mắt. Với việc duy trì một môi trường tốt và thói quen sử dụng hợp lý, đôi mắt của bạn sẽ luôn cảm thấy dễ chịu khi làm việc.