Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Công nghệ nhất quán màu sắc (Color Consistency Technology) là công nghệ độc quyền được phát triển bởi BenQ để nâng cao hiệu suất hiệu chuẩn của nhà máy. Lợi ích của việc kết hợp công nghệ nhất quán màu sắc là đảm bảo tất cả các sản phẩm của cùng một mẫu màn hình chỉnh sửa ảnh hay đồ họa của BenQ đều có khả năng thể hiện màu sắc giống nhau, bất kể loại tấm nền hay dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết kỹ thuật về công nghệ này, chúng ta cần xác định tầm quan trọng của việc hiệu chuẩn màu tại nhà máy.
Lý do tại sao mỗi một sản phẩm màn hình chuyên dụng như màn hình đồ hoạ hay màn hình chỉnh sửa ảnh của BenQ đều phải trải qua quy trình hiệu chuẩn màu nghiêm ngặt tại nhà máy trước khi xuất xưởng là bởi mục đích của chúng tôi là cung cấp cho người dùng trải nghiệm người dùng tốt nhất. Điều này bao gồm việc các chế độ màu phải hiện thị chính xác màu sắc giúp người dùng có thể sử dụng ngay khi nhận được sản phẩm. Do đó, việc hiệu chuẩn phải được thực hiện tại nhà máy với các phép đo nghiêm ngặt về độ chính xác (Hình 1).
Hình 1: Đo lường nghiêm ngặt tại nhà máy
Tuy nhiên chúng tôi khá ngạc nhiên với kết quả nhận được sau khi hoàn tất quá trình hiệu chỉnh màu sắc trên các mẫu màn hình đồ họa hay chỉnh sửa ảnh của BenQ. Chúng tôi đặt những chiếc màn hình khác nhau cạnh nhau để so sánh và kì lạ là không có màn hình nào trông giống nhau (Hình 2). Đó là một tin rất đáng lo ngại vì tất cả các màn hình đều được hiệu chỉnh theo cùng một màu tọa độ xy, và đáng lẽ ra màu sắc được cho ra phải giống nhau hoặc ít nhất là 'tương tự' với nhau. Nhưng trên thực tế, hoàn toàn không phải vậy. Chính việc này này đã dẫn đến việc cần thiết phải phát triển một hệ thống 'chuyển đổi' để kết quả đo lường tương quan với kết quả trực quan. Và BenQ bắt tay vào phát triển một công nghệ tên là công nghệ nhất quán màu sắc.
Hình 2: Màn hình đều được hiệu chỉnh theo cùng một tọa độ màu xy nhưng kết quả trực quan lại rất khác nhau
Khi nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng này, chúng tôi nhận thấy có hai yếu tố chính gây ra sự khác biệt giữa phép đo và kết quả trực quan. Một là nhà cung cấp tấm nền và yếu tố còn lại là thiết bị đo lường. Chúng tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về hai yếu tố này trong phần tới đây.
Để loại bỏ ảnh hưởng của thiết bị đo đến kết quả cuối cùng, chúng tôi đã sử dụng máy đo quang phổ để hiệu chỉnh tấm nền từ các nhà cung cấp tấm nền khác nhau. Máy đo quang phổ là một thiết bị đo lường để đo sự phân bố công suất quang phổ của một nguồn sáng, trong trường hợp này là ánh sáng phát ra từ tấm nền, và đưa ra các giá trị màu. Người ta thường cho rằng các giá trị màu được đưa ra từ máy đo quang phổ chính xác hơn các loại thiết bị khác do cơ chế đo và độ chính xác cao hơn. Thiết bị đo lường được sử dụng trong nhà máy thường là máy đo màu dựa trên bộ lọc XYZ. Tuy nhiên, do yêu cầu về độ chính xác mà thời gian đo sẽ lâu hơn so với máy đo màu dựa trên bộ lọc XYZ. Vì vậy, việc triển khai sử dụng máy đo quang phổ trong dây chuyền sản xuất là không khả thi. Không ngoài mong đợi, khi các tấm nền được hiệu chuẩn về các giá trị màu giống nhau bằng máy đo quang phổ, màu sắc thể hiện sự thống nhất cao trên các tấm nền khác nhau.
Điều này khiến chúng tôi tự hỏi tại sao độ nhất quán về màu sắc chỉ đạt được bằng cách sử dụng máy quang phổ mà không phải máy đo màu. Câu trả lời khả thi nhất có thể là do máy đo quang phổ cung cấp nhiều thông tin về màu hơn so với máy đo màu. Ví dụ, máy đo quang phổ có khả năng đo từ 380 nm đến 780 nm với khoảng cách 1 nm ; tương đương 401 thông số, trong khi máy đo màu chỉ có thể cho ra 3 thông số. Do đó, nhiều thông tin có thể bị mất nếu sử dụng máy đo màu.
Hình 3: Phép đo thực hiện bằng máy đo quang phổ; từ 380 nm đến 780 nm với khoảng cách 1 nm
Thường sẽ có nhiều hơn một dây chuyền sản xuất tại nhà máy, do đó, nhiều hơn một thiết bị đo lường sẽ được sử dụng trong quá trình hiệu chuẩn nhà máy trong quá trình sản xuất màn hình chỉnh sửa ảnh BenQ PhotoVue Photographer và màn hình thiết kế đồ họa DesignVue. Như vừa đề cập, các thiết bị đo lường khác nhau có thể mang lại các kết quả đo lường và hình ảnh khác nhau (Hình 4); và không phải lúc nào cũng khả thi để có thể chỉ định một thiết bị đo lường nhất định trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, các thiết bị đo lường thường có thể bị hao mòn theo thời gian. Do đó, điều quan trọng là phải phát triển một phương pháp nhằm 'hiệu chuẩn' chính các thiết bị đo lường để tất cả các thiết bị phải thống nhất trên từng loại tấm nền để tránh kết quả hiệu chuẩn trực quan khác nhau từ các thiết bị đo lường khác nhau. Vì vậy, khi 'phương pháp hiệu chuẩn' các thiết bị đo lường được áp dụng, chúng tôi có thể đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đo lường có thể cung cấp các giá trị màu giống nhau, do đó, cung cấp cùng một kết quả hiệu chuẩn trực quan trên các dây chuyền sản xuất khác nhau (Hình 5). Điều này sẽ cải thiện hiệu quả một cách đáng kể trong khi vẫn đảm bảo được hiệu suất.
Hình 4: Màn hình sản xuất từ các dây chuyền sản xuất khác nhau nếu không sử dụng công nghệ nhất quán màu sắc
Hình 5: Màn hình sản xuất từ các dây chuyền sản xuất khác nhau khi sử dụng công nghệ nhất quán màu sắc
Công nghệ nhất quán màu sắc của BenQ cho phép chúng tôi nâng cao hơn nữa quy trình hiệu chuẩn tại nhà máy và đem lại kết quả hiệu chuẩn tương đồng bất kể loại tấm nền và dây chuyền sản xuất được sử dụng. Do đó, khi bạn mua hai chiếc màn hình hoặc nhiều hơn của cùng một mẫu màn hình thiết kế đồ họa hoặc màn hình chỉnh sửa ảnh từ BenQ, các màn hình đều sẽ trông rất giống nhau về mặt hình ảnh khi bạn bật màn lần đầu tiên. Vì vậy, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho công việc sáng tạo của mình thay vì phải tìm hiểu lý do và cách khắc phục việc những chiếc màn hình không thể hiện được hình ảnh tương tự nhau.