Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Công nghệ HDR ngày càng được nhân rộng, từ TV, màn hình vi tính và cả máy chiếu cũng đều được gắn nhãn HDR. Tuy nhiên, sự thật thì định nghĩa về HDR trên từng thiết bị hiển thị là khác nhau. So sánh với TV, cách thức máy chiếu tạo ra ảnh khá giống với ngoài rạp chiếu phim. Dù nhiều nhà sản xuất thiết kế máy chiếu của họ như thế nào, khái niệm cơ bản về HDR vẫn là như nhau.
Một thắc mắc phổ biến mà khách hàng thường nghĩ đến máy chiếu tại gia trên thị trường là thiết bị này có thực sự nên được xem là thiết bị chuẩn HDR hay không? Do đó, chúng tôi sẽ bắt đầu với những đặc điểm của máy chiếu. Đem công nghệ và hạn chế vào xem xét, chúng ta sẽ tìm hiểu xem máy chiếu có khả năng HDR hay không. Cuối cùng, chúng ta sẽ định nghĩa lại HDR cho máy chiếu.
HDR (High Dynamic Range) là tiêu chuẩn hiển thị có khả năng trình chiếu hình ảnh với dải nhạy sáng động rộng, cho phép ảnh có thể hiển thị rõ ràng, đặc biệt là các chi tiết vùng sáng và vùng tối của ảnh.
Về lý thuyết, các chuẩn HDR được thiết lập dành cho thiết bị hiển thị như TV; trong khi máy chiếu thì không như vậy. Lấy ví dụ, độ sáng định nghĩa cho HDR là độ sáng tuyệt đối, nhưng độ sáng của máy chiếu là vô vàn tùy theo kích thước hình chiếu, khoảng cách chiếu, môi trường sử dụng, và chất liệu màn chiếu. Vì vậy, do sự khác biệt vật lý, độ sáng của TV thường cao hơn so với máy chiếu nói chung.
Chính vì thế, máy chiếu thường được thông qua quá trình cân chỉnh đặc thù và có định nghĩa HDR riêng khác với TV. Như đã nói ở trên, không như TV, tùy theo khoảng cách chiếu giữa máy chiếu và màn chiếu và chất liệu màn chiếu, độ sáng vô định của máy chiếu. Hơn nữa, do cách tạo ảnh có phần khác biệt, hầu hết các máy chiếu không sáng bằng TV. Nhiều nhà sản xuất bây giờ đang cố gắng tạo ra máy chiếu điện ảnh đạt chuẩn HDR để trình chiếu hình ảnh chất lượng cao hơn.
Có hai điểm quan trọng để hiển thị hình ảnh HDR: dải nhạy sáng động cao và gamut màu rộng. HDR có dải nhạy sáng động cao cho phép hình ảnh có độ tương phản cao hơn giữa vùng tối và vùng sáng, qua đó chi tiết ảnh thu lại được nhiều hơn. Một nhân tố quan trọng khác mà chúng ta cần biết là các chuẩn HDR có gamut màu rộng hơn SDR: chúng có thể hiển thị màu sắc trong không gian màu DCI-P3, thậm chí là Rec.2020, tức là gần giống với màu sắc mà mắt người có thể nhận biết.
Đối với máy chiếu, không cần biết chúng có đi kèm với công nghệ SDR hay HDR không, cách thức hiển thị chi tiết sáng và tối của chúng sẽ ảnh hưởng đến màu đen và màu trắng của ảnh chiếu. Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển của công nghệ HDR, máy chiếu ngày càng tốt hơn trong việc hiển thị chi tiết sáng và tối tương tự như ảnh HDR nhờ vào sự phát triển của dải nhạy sáng động cao và gamut màu rộng.
Dynamic Iris là công nghệ cho phép máy chiếu có thể kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống kính của chúng. Tùy thuộc vào khung cảnh chiếu, chúng có thể hạ lượng sáng đi qua, giúp vùng tối của ảnh trở nên tối hơn. Khi thiết kế máy chiếu, các nhà sản xuất sẽ quyết định cách thức độ sáng trong dãy 0-1000 nits trong HDR có thể chuyển dịch thành màu sắc tương ứng của ảnh tùy theo khả năng của máy chiếu.
Khi trình chiếu HDR với máy chiếu, việc kiểm soát độ sáng trên các chi tiết tối là rất quan trọng. Ví dụ, trong một số điều kiện mà độ sáng tối đa được giữ nguyên, chúng ta có thể sử dụng Dynamic Iris để kiểm soát cường độ ánh sáng, qua đó làm tối vùng tối. Điều này sẽ tạo màu sáng và tối trở nên chi tiết hơn, độ tương phản cao hơn, và trình chiếu hình ảnh HDR tốt hơn.
So với TV hay màn hình vi tính, yếu tố được xem là thử thách cho máy chiếu là việc giúp khán giả nhận biết sự khác biệt giữa vùng sáng và vùng tối trên kích thước màn chiếu lơn. Vì lẽ đó, nhiều nhà sản xuất đã phải thêm nhiều quy trình bổ sung khi sản xuất máy chiếu HDR. Ví dụ, khi cân chỉnh màu và biểu đồ sóng EOTF (Sóng EOTF thể hiện cách mắt người phản ứng với sự thay đổi của độ sáng), biểu đồ sóng của TV HDR có thể sắc cạnh hơn trong khi của máy chiếu thì mềm hơn. Điều này giải thích cách nhiều thiết bị khác nhau với những đặc tính khác nhau về cách tạo ảnh có thể hiển thị toàn vẹn chi tiết ảnh HDR.
Trước khi định nghĩa cách máy chiếu HDR có thể trình chiếu nội dung HDR, đầu tiên hãy đảm bảo việc bố trí sắc thái chính xác. Ví dụ, làm thế nào để chuyển ảnh có độ sáng từ 150 nits xuống 100 nits, trong khi vẫn duy trì màu sáng và tối? Việc này cần đến kinh nghiệm và sự lành nghề từ kỹ sư màu sắc để tìm ra hiệu suất hoạt động tốt nhất trong khả năng của máy chiếu để giữ lại tất cả chi tiết và sự thay đổi tone màu của ảnh.
Một số nhân tố quan trọng khác cần đến cho việc trình chiếu hình ảnh HDR trung thực: màn hiển thị, thiết bị phát, và nội dung số, tất cả chúng đều phải đạt chuẩn HDR để mang lại trải nghiệm HDR thực nhất. Hầu hết người dùng không biết được họ có đang xem nội dung HDR hay không nếu không sử dụng ít nhất hai màn hình để so sánh. Đôi lúc điều đó cũng xảy ra với các chuyên gia. Trong khi đó với máy chiếu, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nghe nhìn, bao gồm môi trường chiếu, khoảng cách từ máy chiếu đến màn chiếu, góc nhìn, chất liệu màn chiếu, hoặc cả quan điểm cá nhân của khán giả.
Máy chiếu càng gần màn chiếu, độ sáng của ảnh chiếu càng tăng và ngược lại. Giá trị Screen Gain cũng làm nên sự khác biệt. Giá trị Gain cho biết độ phản xạ của màn chiếu. Màn chiếu với giá trị Gain cao sẽ có độ sáng tối đa cao hơn, trong khi màn chiếu có giá trị Gain thấp thì hình ảnh càng tối hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là “càng sáng càng tốt”. Hình ảnh chiếu càng sáng, các chi tiết vùng tối sẽ bị bỏ sót, dẫn đến sai lệch về hình ảnh chiếu gốc.
Kích thước màn chiếu cũng quan trọng không kém. Phần lớn màn chiếu trên thị trường có kích thước trong tầm 100” và 120”. Giá trị Gain thường rơi vào khoảng 1.0 đến 2.0, nhiều khi còn cao hơn. Thông thường màn chiếu có giá trị Gain cao thường nhìn sáng hơn ở vùng ảnh trung bình, trong khi màn chiếu giá trị Gain thấp thì vùng tối hiển thị chi tiết tốt hơn, giúp màu đen trở nên đen hơn. Xét ở môi trường phổ biến là nhà riêng, hầu hết các màn chiếu tại gia có giá trị Gain thấp tầm 1.0 cho góc nhìn rộng hơn và chi tiết vùng tối tốt hơn.
Nhưng, tất cả đều phụ thuộc vào môi trường chiếu thực tế. Ví dụ, khi xem phim 3D, hình ảnh 3D thường tối hơn, một số người dùng sẽ có xu hướng chọn màn chiếu có giá trị Gain cao hơn để làm sáng hình ảnh mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Vậy thì, so sánh với các thiết bị khác, máy chiếu HDR rõ ràng đem lại trải nghiệm điện ảnh gần với rạp chiếu phim nhất. Nội dung trình chiếu hiển thị màu sắc chính xác như mắt người nhìn thấy, hình ảnh đúng như ý đồ của đạo diễn, mang đến khán giả trải nghiệm điện ảnh thoải mái và đích thực nhất.