Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Chu kỳ giấc ngủ bên trong của con người, hay còn được gọi là nhịp sinh học, phụ thuộc vào melatonin, một loại hormone, được tiết ra từ tuyến tùng (tuyến Pinea). Sự sản xuất melatonin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó là ánh sáng đi vào mắt và kích hoạt thụ thể quang melanopsin để báo hiệu sự ức chế melatonin.
Thông thường, ánh sáng mặt trời kiểm soát mức độ melatonin của cơ thể. Vào ban ngày, ánh sáng từ mặt trời sẽ ức chế sự tiết ra melatonin và giúp cho cơ thể tỉnh táo. Khi mặt trời lặn và ánh sáng giảm, melatonin được giải phóng và cơ thể chuẩn bị cho sự nghỉ ngơi. Điều đó có nghĩa là, nếu cơ thể tiếp tục ở gần các nguồn ánh sáng nhân tạo, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng nghỉ ngơi của cơ thể.
Hình 1: Quang phổ ánh sáng biểu thị ánh sáng năng lượng cao có thể nhìn thấy
Ánh sáng xanh (hay Ánh sáng khả kiến năng lượng cao ) được định nghĩa là bước sóng ngắn nhất trong quang phổ điện từ, cụ thể là 400-500nms. Ánh sáng luôn là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ thuở xa xưa, con người ban đầu đốt lửa để tạo ánh sáng vào buổi tối, và từ đó, đèn chiếu sáng và sau đó là bóng đèn sợi đốt dần ra đời, tất cả đều có lượng ánh sáng xanh thấp. Vào những năm 1930, ánh sáng huỳnh quang được giới thiệu làm tăng khả năng con người tiếp xúc với ánh sáng xanh, tuy nhiên, những nguồn sáng này thường được sử dụng trong các ứng dụng thương mại và công nghiệp, do đó khả năng tiếp xúc vào buổi tối bị hạn chế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thụ thể quang melanopsin nhạy cảm nhất với ánh sáng 470nm, do đó ánh sáng xanh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ức chế giải phóng melatonin.
Đồ thị: Sự phân bố quang phổ của các nguồn sáng khác nhau. Lưu ý đèn LED màu trắng phát ra các ánh sáng xanh dương giống ánh sáng ban ngày.
Nguồn: Smick, K et al. Nguy cơ về ánh sáng xanh: Kiến thức mới, phương pháp tiếp cận mới để duy trì sức khỏe mắt.
Với sự ra đời và phổ biến của các nguồn ánh sáng LED, tần suất tiếp xúc với ánh sáng xanh của con người đã tăng lên đáng kể. Ngày càng nhiều người sử dụng màn hình kỹ thuật số, đèn LED vào buổi tối cho đến khi đi ngủ. Việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh vào buổi tối sẽ làm ức chế việc sản xuất melatonin, ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm tăng độ dài nhịp sinh học. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến các vấn đề khó ngủ và tạo ra chất lượng giấc ngủ kém hơn, có thể liên quan đến nguyên nhân của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh tim và béo phì.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiết melatonin có thể được duy trì cân bằng bằng cách giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh, điều này sẽ cho phép cơ thể điều chỉnh giấc ngủ. Hiện nay có nhiều giải pháp khác nhau để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối. Ví dụ, nhiều nhà sản xuất thấu kính mắt kính hiện nay đã kết hợp công nghệ lọc ánh sáng xanh vào các giải pháp quang học của họ. Đeo kính lọc ánh sáng xanh vào buổi tối đã được chứng minh là làm tăng gấp đôi mức melatonin so với việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng LED.
Cường độ ánh sáng và ánh sáng xanh cũng có thể cài đặt giảm tại thiết bị nguồn. Nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh đã thêm vào tính năng "chế độ ban đêm" để giảm thiểu ánh sáng xanh được phát ra. Màn hình video LED kết hợp công nghệ kiểm soát độ sáng và ánh sáng xanh đã được phát triển để giảm ảnh hưởng của ánh sáng xanh đối với người dùng. BenQ, công ty hàng đầu thế giới về công nghệ màn hình, đã sáng tạo công nghệ Eyecare được sử dụng trong tất cả các dòng màn hình của họ để giảm đi ánh sáng xanh, điều chỉnh độ sáng tự động dựa trên ánh sáng xung quanh và loại bỏ tình trạng nhấp nháy của màn hình LCD đem đến trải nghiệm xem tốt hơn cho ngừoi dùng. Công nghệ Low Blue Light của BenQ đặc biệt lọc ra ánh sáng xanh để giảm bớt sự mệt mỏi và kích ứng cho mắt, đặc biệt là khi xem màn hình vào buổi tối.
Giảm ánh sáng xanh, đặc biệt là vào buổi tối, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn có một lối sống lành mạnh. Sử dụng công nghệ Bảo vệ mắt như màn hình của BenQ hoặc kính đeo mắt giảm ánh sáng xanh có thể giúp bạn điều chỉnh bài tiết melatonin và cân bằng chu kỳ ngủ.
Tham khảo
1. Eyes Overexposed: the Digital Device Dilemma. 2016 Digital Eye Strain Report, The Vision Council.
2. Tosini G, Ferguson I, Tsubota K. Effects of blue light on the circadian system and eye physiology. Mol Vis. 2016;22:61–72.
3. Hattar S, Liao H, Takao M, et al. Melanopsin containing retinal ganglion cells: architecture, projections, and intrinsic photosensitivity. Science. 2002 Feb 8; 295(5557):1065-70.
4. Smick, K., Villette, T., Boulton, M. & Brainard, W. Blue Light Hazard: New Knowledge, New Approaches to Maintaining Ocular Health. Report of Roundtable March 16, 2013, New York City, NY, USA.
5. Brainard G, Sliney D, Hanifin J, Glickman G, Byrne B, Greeson J, Jasser S, Gerner E, Rollag M. Sensitivity of the Human Circadian System to Short-Wavelength (420-nm) Light. J Biol Rhythms. 2008 Oct; 23(5):379-86.
6. Czeisler C. Casting a light on sleep deficiency. Nature, Vol. 497, May 2013.
7. Oh JH, Yoo H, Park HK, Do YR. Analysis of circadian properties and healthy levels of blue light from smartphones at night. Sci Rep. 2015 Jun 18;(5):11325
8. Van Ryan-Quang. Effects of BluTech Lenses on Melatonin, Sleep, Mood, and Neurobehavioral Performance. American Academy of Optometry 2017
9. Chang A, Aeschbach D, Duffy J, Czeisler C. Evening use of light-emitting eReaders negatively affects sleep, circadian timing, and next-morning alertness. PNAS, Vol. 112, No. 4, January 2015.