Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
“Chờ đã… máy chiếu này có độ sáng là 1.200 lumen trong khi máy chiếu nhỏ hơn có độ sáng lên tới 3.000 lumen và còn rẻ hơn? Điều này nghe có vẻ không đúng lắm"
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi mua máy chiếu là việc đảm bảo máy chiếu có thể phát ra độ sáng cao nhất có thể. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu về các dòng máy chiếu với độ sáng khác nhau, người tiêu dùng phải đối mặt với một câu đố lớn hơn: làm thế nào để hiểu rõ các thông số kỹ thuật độ sáng khác nhau hiện đang có mặt trên thị trường. Vấn đề này là kết quả của việc một số thương hiệu máy chiếu trên thị trường chọn không sử dụng tiêu chuẩn độ sáng được quốc tế công nhận như đa số các công ty áp dụng (độ sáng ANSI). Thay vào đó, họ tự quảng cáo thông số độ sáng khác với cách đi hoàn toàn khác. Trong số các thông số kỹ thuật độ sáng khác nhau mà người tiêu dùng thường gặp phải, phổ biến nhất là: độ sáng ANSI, độ sáng LED và độ sáng nguồn sáng.
Mặc dù đơn vị tiêu chuẩn để đo độ sáng là lumen được sử dụng cho cả ba loại độ sáng, nhưng sự khác biệt cách xác định khiến giá trị của chúng có sự khác nhau lớn. Điều này dẫn đến trường hợp một chiếc máy chiếu, chẳng hạn như máy chiếu BenQ, sử dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, có thể liệt kê giá trị độ sáng 1.000 ANSI lumen, trong khi một máy chiếu thương hiệu khác, có giá trị ANSI lumen chỉ tương đương hoặc thấp hơn, nhưng sử dụng đơn vị LED lumen để thay thế thì có thể ghi giá trị độ sáng là 2.400 lumen. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu tất cả các loại độ sáng này đều được đo bằng lumen, tại sao giá trị của chúng lại khác nhau nhiều như vậy?
Lý do cho sự không nhất quán này là vì mỗi loại đơn vị trong số ba loại trên được đo ở các khía cạnh khác nhau của độ sáng từ máy chiếu. Để hiểu nhanh về những khác biệt này, các bạn hãy cùng xem bảng tóm tắt dưới đây:
ANSI Lumens | LED Lumens | Light Source Lumens |
|
---|---|---|---|
Nguồn gốc | ANSI Lumens Được định nghĩa và phát triển bởi Hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), được quốc tế sử dụng rộng rãi. | LED Lumens Được đưa ra bởi cá nhân một số công ty | Light Source Lumens Được quốc tế công nhận. |
Mục đích | ANSI Lumens Hiển thị độ sáng của hình ảnh được chiếu lên màn hình. | LED Lumens Hiển thị độ sáng mà mắt người cảm nhận. | Light Source Lumens Hiển thị độ sáng phát ra trực tiếp từ nguồn sáng |
Phạm vi sử dụng | ANSI Lumens Tiêu chuẩn được quốc tế công nhận với tất cả các loại máy chiếu | LED Lumens Chỉ áp dụng cho một số máy chiếu LED nhất định từ một số thương hiệu nhất định. | Light Source Lumens Thông thường được sử dụng để biểu thị độ sáng từ chính nguồn sáng, nhưng một số nhà sản xuất máy chiếu LCD sử dụng để hiển thị sai độ sáng tổng thể của máy chiếu. |
Cách tính | ANSI Lumens Tính trung bình độ sáng đo được từ 9 vùng riêng biệt của màn hình chiếu. | LED Lumens Phương pháp đo được thiết kế bởi chính các công ty, giúp họ tự khẳng định ánh sáng mắt người cảm nhận được từ máy chiếu LED sẽ sáng hơn độ sáng của máy chiếu truyền thống. Cách đo này không có tổ chức quốc tế nào công nhận. | Light Source Lumens Directly measure the light source’s brightness. |
Thông thường, 1,000 LED lumen có thể được chuyển đổi thành 417 ANSI lumen (giá trị LED lumen ÷ 2.4 = ANSI lumen; tỷ lệ chuyển đổi dựa trên các con số được công bố công khai của nhà sản xuất).
1.000 lumen nguồn sáng chuyển đổi thành 60 ANSI lumen (Giá trị lumen nguồn sáng x 0.04 đến 0.06; tỷ lệ chuyển đổi chính xác phụ thuộc vào chất lượng của tấm nền LCD của máy chiếu tuỳ theo từng nhà sản xuất).
Bạn có thể xem bảng chuyển đổi các giá trị độ sáng dưới đây:
Sau khi phân tích bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy một hằng số không thay đổi: độ sáng ANSI. Lý do là bởi cách đo của từng đơn vị đo độ sáng.
Độ sáng ANSI, như được chỉ ra trong tên của nó, là thước đo độ sáng duy nhất sử dụng phương pháp luận khoa học, tiêu chuẩn được chứng nhận bởi một tổ chức quốc tế. Điều này mang lại cho phép đo độ sáng ANSI một độ tin cậy mà các phép đo độ sáng khác không có được. Thay vào đó sử dụng các phép đo một cách tùy ý (như cách đo hiệu ứng HK đối với độ sáng của đèn LED) hoặc hiển thị giá trị độ sáng gián tiếp (như cách độ sáng nguồn sáng bỏ qua âm ảnh hưởng của các thành phần bên trong của máy chiếu lên độ sáng cuối khi hiển thị) để tạo ra các con số sai lệch lớn.
Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (The American National Standards Institute - ANSI) là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận, quản lý và điều phối hệ thống đánh giá sự phù hợp và tiêu chuẩn tự nguyện của Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1918, Viện phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan từ các ngành công nghiệp và chính phủ để xác định và phát triển các giải pháp dựa trên tiêu chuẩn và sự phù hợp cho các ưu tiên quốc gia và toàn cầu.