Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Mặc dù màn hình chơi game được trang bị FreeSync hoặc G-Sync nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng rách màn hình trong các trò chơi có độ khó cao. Để tránh điều này và tận dụng tối đa công nghệ đồng bộ adaptive sync, bạn cần xem xét cài đặt driver máy của bạn.
Công nghệ đồng bộ adaptive sync giúp ngăn chặn hiện tượng xé màn hình do sự không nhất quán về tốc độ khung hình giữa nguồn hoặc GPU và đầu ra hoặc màn hình của bạn. Nếu một trong hai yếu tố trên nhanh hơn so với yếu tố còn lại, tốc độ khung hình và đồng bộ hóa sẽ bị loại bỏ và một trong những hệ quả lớn nhất là hiện tượng rách màn hình. Nếu bạn vẫn gặp tình trạng rách màn hình với thiết bị đã trang bị FreeSync hoặc G-Sync, bạn cần đảm bảo cài đặt control panel của card đồ họa phản ánh những gì bạn muốn về mặt hiệu suất.
AMD FreeSync và NVIDIA G-Sync cung cấp các công nghệ dựa trên phần cứng buộc phải đồng bộ hóa GPU và màn hình chơi game của bạn. V-Sync là một giải pháp phần mềm cũ và còn hoạt động tốt, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Hơn nữa, nhiều game thủ thấy rằng nó làm tăng thêm độ trễ đầu vào (input lag) (mặc dù điều đó có thể là chủ quan, giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống).
Về mặt lý thuyết, khi bạn có một màn hình chơi game tốc độ cao với công nghệ đồng bộ hóa adaptive sync, nó sẽ hỗ trợ cả FreeSync và G-Sync vì cả hai đều dựa trên cùng một thiết kế VESA và AMD hoặc NVIDIA đều không chặn giải pháp của bên còn lại. Một số màn hình có tùy chọn để bật FreeSync hoặc G-Sync trong OSD, trong khi đó, những màn hình khác thường yêu cầu người dùng bật đồng bộ hóa adaptive sync ở graphics driver trong PC.
Ví dụ: sau khi bạn cắm màn hình có khả năng đồng bộ thích ứng với card đồ họa, bảng điều khiển control panel của card bây giờ sẽ xuất hiện trình đơn phụ FreeSync hoặc G-Sync để bạn có thể bật tính năng này. Nhưng đôi khi không phải mọi thứ đều hoạt động như suôn sẻ và bạn vẫn gặp phải tình trạng rách màn hình. Tại sao?
Cùng tìm hiểu trò chơi có độ khó cao như Remedy’s Control. Nếu không có đồng bộ hóa adaptive sync phần cứng hoặc V-Sync phần mềm, rất có thể bạn sẽ nhận thấy hiện tượng xé màn hình rất rõ ràng với tựa game này. V-Sync thể hiện xuất sắc trong việc liên kết GPU và màn hình, nhưng tải xử lý (processing load) của nó có nghĩa là liên kết này có tốc độ khung hình thấp hơn mức mà phần cứng của bạn có thể cung cấp.
Nếu bạn đã bật G-Sync hoặc FreeSync trong graphics driver của máy, bạn sẽ không gặp hiện tượng xé màn hình trong phạm vi được bao phủ bởi các công nghệ đồng bộ adaptive sync này. Tốc độ tối thiểu của khung hình thường sẽ ở mức 40 khung hình/giây đến mức tối đa mà màn hình của bạn hỗ trợ, công nghệ FreeSync Premium Pro đồng thời sẽ hỗ trợ mức tốc độ khung hình thấp nếu hiệu suất giảm xuống dưới 40 FPS. Nhưng trong ví dụ trên, sau khi tắt v-sync trong tùy chọn đồ họa graphics ở Control, hiện tượng xé màn hình sẽ ngay lập tức xuất hiện mặc dù G-Sync hoặc FreeSync đang bật.
Tại sao lại như vậy? Đó là vì chúng ta đã bỏ qua một điều quan trọng trong cài đặt graphics driver.
Khi bạn có màn hình có khả năng đồng bộ adaptive sync, TẤT CẢ hoạt động đồng bộ hóa khung hình cần chuyển sang phía phần cứng. Điều đó nghĩa là việc xử lý v-sync cũng là một yếu tố. Nếu bạn bật FreeSync hoặc G-Sync thông qua bảng điều khiển control penel của NVIDIA hoặc Radeon, nhưng bỏ qua cài đặt V-Sync, hiện tượng rách màn hình vẫn có khả năng xảy ra, đặc biệt nếu phần cứng của bạn có khả năng chạy tốc độ khung hình nhanh hơn tốc độ màn hình của bạn. Trong ví dụ của game ở trên, điều này đặc biệt đúng nếu bạn chọn độ phân giải hiển thị internal render solution là 1080p với đầu ra 4K trên màn hình 60Hz. Bên trong, trò chơi chạy ở gần 90 FPS, nhưng màn hình của bạn bị khóa ở 60Hz. Do đó, đô xử lý của GPU vượt xa màn hình và màn hình cần phải đợi để xử lý tốc độ hiển thị, vì vậy hiện tượng rách màn hình sẽ xuất hiện trên thiết bị của bạn.
Giải pháp rất đơn giản nhưng lại không thường được ghi nhớ. V-Sync cần được bật trong cài đặt graphics driver cùng với đồng bộ adaptive sync để đảm bảo tất cả các tình huống đều nằm trong phạm vi xử lý. Rất nhiều gamer nghĩ rằng họ chỉ cần bật FreeSync hoặc G-Sync và tắt V-Sync trong khi chơi, tuy nhiên, điều này là không khả thi.
Nhấp chuột phải vào màn hình của bạn, đi đến bảng điều khiển control panel của NVIDIA hoặc Radeon. Đối với NVIDIA, bạn nhấp vào cài đặt 3D settings và kéo xuống cho đến khi bạn tìm thấy V-Sync, sau đó bật cài đặt. Đối với Radeon, bạn hãy đi đến global settings, vertical refresh, sau đó đến enhanced sync (thuật ngữ của AMD dành cho V-Sync) và bật nó lên.